Select Page

Lỗi làm tròn 1 tình huống thực tế khi thanh toán dự án vốn NSNN theo phụ lục 08b

Lỗi làm tròn 1 tình huống thực tế khi thanh toán dự án vốn NSNN theo phụ lục 08b

Lỗi làm tròn 1 tình huống thực tế khi thanh toán dự án vốn NSNN theo phụ lục 08b

Ths Ks Nguyễn Văn Danh, Công ty CP Xây dựng Alphaco Hà Nội chia sẻ với bạn đồng nghiệp 1 tình huống không để ý hay mắc lỗi

Đây là biểu thanh toán giai đoạn theo Biểu mẫu 08b (mọi người quen gọi là phụ lục 08b hay PL08b) của Nghị định số 11/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 16/3/2020:

Biểu thanh toán giai đoạn theo PL08b NĐ số 11/2020/NĐ-CP

Biểu thanh toán giai đoạn theo biểu 08b của Nghị định số 11/2020/NĐ-CP

Các bạn để ý trong ảnh chụp bảng phụ lục 08b nói trên sẽ thấy:

– Giá trị thành tiên của Khối lượng thực hiện kỳ này: =33,638*873.323=29.376.839,074
– Trên bảng tính khi in ra giá trị thanh toán kỳ này: 29.377.014

Tình huống ở đây có 2 vấn đề mà mọi người ít để ý:

1. Thành tiền thực hiện kỳ này không đặt hàm Round giá trị

2. Khối lượng thực hiện kỳ này không đặt hàm Round.

Dẫn đến khi nhìn trực quan hồ sơ thanh toán bản cứng in ra đã ký nhà thầu và chủ đầu tư nhưng mang ra kho bạc soát xét thấy sai Lệch giá trị khi tính bằng máy tính tay => trả lại hồ sơ. Về làm lại cũng mất ngày, mất buổi, tiền vốn lại đọng, lãi ngân hàng trả theo tháng, nhưng cũng có thể tính theo ngày.

Nếu Khối lượng chỉ link sang bảng tính và không dùng hàm round giá trị bao giờ cũng sai lệch khi bấm bằng máy tính tay. May mắn nếu sai lệch không lớn, chỉ nhỏ thôi thì về phần đuôi làm tròn khi in ra vẫn đúng.

Câu hỏi là nếu làm tròn Khối lượng thì bao nhiêu số sau dấu phẩy là OK ? Căn cứ vào biểu giá hợp đồng đã ký, nếu Khối lượng trong biểu giá Hợp đồng để bao nhiêu thì làm tròn (đặt hàm Round) Khối lượng thanh toán như thế.

Thêm 1 yếu tố dẫn đến sai lệch giá trị thanh toán tương tự như trên là đơn giá hợp đồng trong biểu giá hợp đồng “quên” không round dẫn đến thành tiền không khớp khi nhân Khối lượng với Đơn giá => Lưu ý khi xây dựng biểu giá hợp đồng để tránh phiền phức khi làm hồ sơ thanh quyết toán.

Biểu 08b thanh toán khối lượng hoàn thành - Nghị định số 11/2020/ND-CP

Phụ lục 08b (biểu mẫu 08b) thanh toán khối lượng hoàn thành – Nghị định số 11/2020/ND-CP

Hơi dài 1 chút, nhưng đây là lỗi thường gặp, xin chia sẻ để các bạn đồng nghiệp không bị mắc phải tình huống tương tự. Chúc các bạn sức khỏe. Thành công 🙂

Các bạn tải biểu mẫu 08b file Word và file Excel ở đây:

Về hàm Round trong Excel và phần mềm Quyết toán GXD:

Do Quyết toán GXD chạy trên Excel, nên bạn dùng hàm Round như bình thường:
Hàm Round trong Excel có cú pháp =ROUND(number,n).

Trong đó:

  • Number là số cần làm tròn. Như ở trên ta có thể đặt ô chứa giá trị hoặc khối lượng vào đây.
  • n là sốcon số làm tròn sau dấu phẩy, có thể âm hoặc dương.

Với n chúng ta sẽ có một số trường hợp khác nhau. Chẳng hạn ô P21=29.376.839,074

  • Nếu n = 0 thì ta sẽ làm tròn tới số nguyên gần nhất. Ta đặt hàm làm tròn số =ROUND(P21;0) sẽ có kết quả = 29.376.839
  • Nếu n > 0 thì số sẽ được làm tròn tới vị trí thập phân chỉ định. Ta đặt hàm =ROUND(P21;3) = 29.376.839,074. Nếu n =1 lấy 1 số lẻ, n=2 lấy 2 số lẻ,… Ở đây n=3 nên lấy 3 số sau dấu thập phân.
  • Nếu n < 0 thì số sẽ được làm tròn sang bên trái dấu thập phân. Ví dụ: ROUND(P21, -3) = 29.376.000. Nếu n = -1 thì làm tròn đến hàng chục, n = -2 làm tròn đến trăm và n = -3 là đến hàng nghìn. Thực tế ta thấy, giờ tiền 1000 đ cầm đi hầu như không làm được gì, gửi xe cũng phải 3000-5000đ. Nhưng khi sử dụng phụ lục 08b để làm thanh toán, lẻ 1 đồng thôi cũng có thể làm bạn phiền toán.

Lưu ý do thiết lập trong máy tính hoặc Excel của bạn có thể là dùng phân cách bằng dấu Chấm phẩy (;) hoặc dấu Phẩy (,). Nên nếu mở Excel hoặc phần mềm Quyết toán GXD ra mà thực hành hàm Round như trên báo lỗi, bạn linh hoạt đổi dấu đi theo gợi ý hiện ra.

Ths Ks Nguyễn Văn Danh cũng tham gia nghiên cứu phần mềm Quyết toán GXD, làm giảng viên Lớp Thanh Quyết toán GXD, Kỹ sư QS GXD tại Công ty CP Giá Xây Dựng. Xin mới các bạn tới tham gia dự khóa học để giao lưu nhé.

Sau khi bài viết đăng, có 1 số kỹ sư gửi thêm các góp ý, ban biên tập thanhquyettoan.com xin đăng lại đây để bạn đọc tham khảo:

Kỹ sư Vũ Trường Giang, Hà Nội: Vấn đề này vẫn hay xảy ra trong khi làm phiếu giá thanh toán. Kinh nghiệm của em Khối lượng để 3 con số còn đơn giá làm tròn đến hàng đơn vị.

Kỹ sư Đặng Anh Tuấn, công ty Thành Đô chia sẻ: còn 2 trường hợp khó nữa, mấy lần thanh toán bị vướng em toàn chỉnh tay:

1. Nếu round làm tròn lên. Ví dụ giá trị 112.345.654 thì lúc làm tròn round(112.345.654;-3) nó sẽ làm tròn lên klaf 112.346.000. Còn nếu dùng rounddown thì thanh toán được nhưng qua đợt sau sẽ bị rơi vào trường hợp 2.

2. Các số đuôi cộng lại không khớp do làm tròn các đợt thanh toán dẫn đến lũy kế hết kỳ trước + thanh toán kỳ này lệch so với lũy kế đến hết kỳ này 1 đồng (Kho bạc trả hồ sơ)

Kỹ sư Lê Quốc Bảo, CTy TNHH SX-TM Tư vấn Xây dựng -Điện Hoàng Quân: Giải pháp ở trên chỉ đúng khi số sau dấu phẩy thập phân <5 đơn vị. Nếu từ 5 trở lên sẽ sai. Kho bạc không cho thanh toán tiền làm tròn lên nhé. Trong trường hợp này dùng hàm roundown sẽ đúng cho mọi trường hợp.

About The Author

1 Comment

  1. Danhlibra

    Rất cảm ơn anh Thế Anh đã chia sẻ nội dung này. Xin phép tóm gọn lại 1 số lưu ý:
    1. Giai đoạn trước khi thương thảo hợp đồng, xây dựng biểu giá hợp đồng để ký hợp đồng, bạn hãy:
    – Thống nhất định dạng khối lượng: Để bao nhiêu số sau phần thập phân (lưu ý khi xem trước bản in phải đúng ý đồ muốn thể hiện theo định dạng, tránh việc định dạng sau phần thập phân là 4 số nhưng in ra chỉ để 3 số)
    – Round đơn giá theo định dạng =round (ĐG,0)
    – Thành tiền hợp đồng lúc này chỉ cần KLxĐG vì nếu bạn round thành tiền có thể lệch 1 đồng nếu làm tròn lên
    2. Giai đoạn trước khi làm thanh, quyết toán, hãy chuẩn bị form thanh toán theo mẫu PL08b hoặc yêu cầu bên A
    – Khối lượng định dạng theo kiểu của KL hợp đồng hãy round trước khi link sang bảng PL08b, đơn giá thanh toán theo đơn giá hợp đồng
    – Thành tiền: Đặt công thức =round(KLxĐG,0) của (Lũy kế đến hết kỳ trước, kỳ này). Riêng cột lũy kế hết kỳ này=(Lũy kế đến hết kỳ trước+ kỳ này) vì trong 1 số trường hợp khi bạn round (KLxĐG) lũy kế hết kỳ này sẽ lệch với (Lũy kế đến hết kỳ trước+ kỳ này)
    3. Giải pháp khi “em lỡ” không round đơn giá trong biểu giá hợp đồng, khối lượng hợp đồng thì chỗ thì 3 số, chỗ thì 2 số sau phần thập phân
    – Nếu giá trị sai lệch khi bạn làm đúng định dạng theo hướng dẫn trên trừ đi giá trị biểu giá hợp đồng hiện tại không lớn thì có thể làm việc các bên, giải thích cho họ hiểu và chấp nhận giữ nguyên để thanh quyết toán.
    – Nếu giá trị sai lệch lớn, bạn hãy trao đổi với các bên ký lại Phụ lục hợp đồng và nhớ round lại đơn giá hợp đồng và đồng nhất định dạng cho khối lượng nhé.
    Một tin vui là khi bạn sử dụng phần mềm thanh quyết toán GXD đã tích hợp và lường trước được các tình huống trên nên rất “nhàn” khi làm hồ sơ thanh quyết toán. Hãy trang bị cho mình 1 bộ phần mềm để làm việc chuyên nghiệp hơn bạn nhé.

    Reply

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *