Quyết toán hợp đồng xây dựng là gì? Quy trình quyết toán hợp đồng xây dựng
Quyết toán hợp đồng xây dựng là gì? Quy trình quyết toán hợp đồng xây dựng
I. Khái niệm về Quyết toán hợp đồng xây dựng
Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
II. Hồ sơ quyết toán hợp đồng
1) Ai là người lập hồ sơ quyết toán hợp đồng?
Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng.
2) Nội dung hồ sơ quyết toán hợp đồng gồm những gì?
Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
- Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng quy định như thế nào?
Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
III. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng:
1. Trách nhiệm của bên Nhận thầu và bên GIao thầu
Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng
Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý khi nào?
Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau
a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng
Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
IV. Quy trình quyết toán hợp đồng xây dựng
Quy trình quyết toán hợp đồng xây dựng này chỉ hoàn chỉnh khi:
- Ngay sau khi ký hợp đồng nhập ngay số liệu phụ vụ làm thanh toán khối lượng hoàn thành, kiểm soát chi phí các giai đoạn, đặt ngay tầm nhìn hướng đến mục tiêu quyết toán hợp đồng. Hầu hết các gói thầu, hợp đồng không chú ý đến điều này, khi quyết toán hợp đồng đều vướng mắc, ách tắc do thiếu số liệu, không đủ căn cứ, thiếu chữ ký…
- Sử dụng phần mềm Quyết toán GXD không chỉ để làm ra cái biểu thanh toán khối lượng, mà giúp hệ thống hóa toàn bộ số liệu từ đầu đến cuối, trải qua các giai đoạn thanh toán, đến khi quyết toán hợp đồng rất thuận lợi. Tư tưởng xuyên suốt, làm đâu sạch đó, đứng dậy xong ngay. Hạn chế tình trạng công trình xong lâu rồi, mà chưa quyết toán xong, hoặc người cũ chuyển đi rồi, số liệu thất lạc hết…
1. Sơ đổ tổ chức thực hiện quyết toán hợp đồng
Xin giới thiệu sơ đổ tỏ chức thực hiện quyết toán hợp đồng của Cty CPĐT Đèo Cả để bạn đọc tham khảo:
1. Trách nhiệm của các bên liên quan:
1.1. Trách nhiệm của nhà thầu:
– Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán theo các nội dung quy định trong hợp đồng và trình lên cho TVGS để kiểm tra, xác nhận.
– Nhà thầu chịu trách nhiệm lập HSQT đúng quy trình hướng dẫn, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu và tính Pháp lý đối với các tài liệu liên quan.
– Hồ sơ quyết toán được nhà thầu lập và đệ trình, gồm 4 phần chính sau đây:
+ Quyển 1: Quyết toán giá trị công trình
+ Quyển 2: Bảng tính khối lượng
+ Quyển 3: Hồ sơ chất lượng
+ Quyển 4: Hồ sơ Pháp lý
1.2. Trách nhiệm của Tư vấn giám sát:
– Khi nhận HSQT từ nhà thầu trình lên, TVGS phải ghi và ký Phiếu giao nhận hồ sơ với nhà thầu thi công.
– TVGS phải kiểm tra, đánh giá kỹ lượng HSQT theo đúng quy định hợp đồng và Pháp luật hiện hành, cụ thể:
+ Kiểm tra nguồn vật liệu trước khi đưa vào sử dụng cho công trình như: Chứng chỉ xuất xưởng, chứng chỉ thí nghiệm, chấp thuận nguồn mỏ vật liệu ….;
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng các BBNT công việc, giai đoạn hoàn thành và BBNT hạng mục hoàn thành, ….;
+ Kiểm tra hồ sơ hoàn công, bản vẽ hoàn công.
+ Kiểm tra tính pháp lý của mỏ vật liệu, bãi thải…;
+ Kiểm tra khối lượng nghiệm thu, đơn giá hợp đồng, chênh lệch đơn giá do trượt giá (nếu có điều chỉnh đơn giá);
+ Kiểm tra khối lượng, đơn giá phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có);
– Sau khi kiểm tra xem xét, nếu HSQT đạt yêu cầu, TVGS xác nhận và trình TVQLDA và BQLDA xem xét chấp thuận quyết toán cho Nhà thầu thi công.
– Thời hạn kiểm tra HSQT của TVGS tối đa là 21 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ theo quy định).
1.3. Trách nhiệm của Tư vấn quản lý dự án:
– Khi nhận HSQT từ TVGS trình lên, TVQLDA phải ghi Phiếu giao nhận hồ sơ và ký nhận.
– TVQLDA có trách nhiệm kiểm tra lại tổng thể toàn bộ HSQT như: kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn theo quy định của hợp đồng và các quy định hiện hành.
– Nếu HSQT đạt yêu cầu so với hợp đồng, TVQLDA trình lên cho BQLDA xem xét và chấp thuận làm thủ tục cần thiết để quyết toán cho nhà thầu.
– Thời hạn kiểm tra HSQT tối đa là 12 ngày làm việc.
1.4. Trách nhiệm BQLDA:
– BQLDA có trách nhiệm xem xét HSQT, nếu HSQT đạt yêu cầu thì tiến hành làm các thủ tục cần thiết để quyết toán cho nhà thầu.
– Thời hạn xem xét tối đa là 07 ngày làm việc.
2. Nội dung quyết toán:
Công thức: A = B + C + D
Trong đó:
+ A : Giá trị Quyết toán.
+ B : Giá trị quyết toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng.
+ C : Giá trị quyết toán khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
+ D : Giá trị quyết toán khối lượng phát sinh do trượt giá.
Hồ sơ quyết toán được nhà thầu lập và đệ trình, gồm 4 phần chính sau đây:
2.1. Quyển 1: Phần giá trị quyết toán công trình:
Bao gồm các nội dung như các biểu mẫu sau đây:
1. Bảng tổng hợp giá trị quyết toán (HĐC-IPC-QT-01):
Nội dung thực hiện đúng như các nội dung chi tiết trên form biểu được duyệt.
2. Bảng xác định giá trị khối lượng quyết toán: (có 04 thành phần)
– Bảng quyết toán giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPCQT-02A):
– Bảng quyết toán giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng (HĐC-IPCQT-02B): (gồm: Giá trị khối lượng phát sinh hạng mục ngoài phạm vi hợp đồng và Giá trị khối lượng phát sinh hạng mục công việc tương ứng trong hợp đồng).
– Bảng quyết toán giá trị khối lượng công việc phát sinh do trượt giá (HĐC-IPC-QT02C):
3. Nghiệm thu khối lượng: (có 3 trường hợp)
– Biên bản nghiệm thu khối lượng quyết toán hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPCQT-03A)
– Biên bản nghiệm thu khối lượng quyết toán phát sinh ngoài hợp đồng (HĐC-IPCQT-03B)
– Biên bản nghiệm thu khối lượng quyết toán hoàn thành theo từng giai đoạn được điều chỉnh đơn giá (HĐC-IPC-QT-03C)
2.2. Quyển 2: Bảng tổng hợp khối lượng:
Tương tự như Điều 7 của Quy trình (sẽ trình bày lại trên web và link lại vào đây, bạn đọc quay lại xem sau nhé, nếu chưa thấy hãy comment nhắc ở bên dưới)
– Đối với khối lượng hoàn thành theo HĐ, thì bảng tổng hợp khối lượng nghiệm thu tương tự như tại Điều 7 – mục 1.2
– Quyển 2: Bảng tính khối lượng, Bảng tổng hợp quyết toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPC-QT-book2-1A)
– Đối với khối lượng phát sinh (phát sinh ngoài phạm vi HĐ và phát sinh công việc tương ứng trong HĐ), thì bảng tổng hợp khối lượng nghiệm thu tương tự như tại Điều 7 – mục 2.2 – Quyển 2: Bảng tính khối lượng, Bảng tổng hợp quyết toán khối lượng hoàn thành phát sinh ngoài hợp đồng (HĐC-IPC-QT-book2-1B)
– Đối với khối lượng hoàn thành theo từng giai đoạn được điều chỉnh đơn giá, bảng tổng hợp khối lượng nghiệm thu tương tự như tại Điều 7- mục 3.2 – Điểm 3, Bảng tổng hợp quyết toán khối lượng hoàn thành theo từng giai đoạn được điều chỉnh đơn giá (HĐC-IPC-QT-book2-1C) 3.3- Quyển 3: Hồ sơ chất lượng:
+ Nội dung, trình tự được Nhà thầu tập hợp các tài liệu và sắp xếp như đã nêu tại Điều 7 – Hồ sơ Thanh toán.
+ Bổ sung thêm hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.
2.3. Số lượng HSQT: Số lượng HSQT bao gồm:
– Quyển 1 : 07 bản gốc
– Quyển 2 : 07 bản gốc
– Quyển 3 : 04 bản gốc và 03 bản copy (Hồ sơ hoàn công).
– Quyển 4 : 01 bản gốc và 06 bản copy (Hồ sơ hoàn công).
– File tính : 01 file tính khối lượng, 01 file tính giá trị quyết toán.
Hi vọng là qua phần trình trên bạn đọc nắm được Quyết toán hợp đồng xây dựng là gì? Quy trình quyết toán hợp đồng xây dựng. Để thực hành trên phần mềm Quyết toán GXD + Excel mời bạn tham gia khóa học Thanh Quyết toán GXD online Tương tác, để được giảng viên chia sẻ và hướng dẫn bạn thực hành với số liệu tính toán chi tiết nhé. Thực hành phần mềm Quyết toán GXD sẽ hiểu rõ hơn rất nhiều.
Phần mềm Quyết toán GXD cũng được hoàn thiện thuật toán về quyết toán hợp đồng trên cơ sở các nội dung trình bày ở trên. Đó là một quá trình lập trình phần mềm rất vất vả và đầu tiên tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ còn cập nhật, biên tập bài viết này hơn nữa và đính kèm thêm mẫu file tính (nếu có). Các bạn chú ý quay lại cập nhật nhé.
Tài liệu tham khảo: Bài viết có tham khảo quy trình thanh / quyết toán công trình của Dự án Đầu tư xây dựng Hầm đường bộ qua Đèo Cả – Quốc lộ 1A, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa.
Recent Comments