Select Page

Hình thức giá hợp đồng trọn gói thường phù hợp với loại hợp đồng nào? Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình thức hợp đồng này ở Việt Nam?

Câu hỏi: Hình thức giá hợp đồng trọn gói thường phù hợp với loại hợp đồng nào? Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình thức hợp đồng này ở Việt Nam?

Trả lời:

Giá hợp đồng trọn gói có thể áp dụng đối với tất cả các loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng như hợp đồng tư vấn; hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị xây dựng; Hợp đồng thi công công trình; về bản chất hợp đồng tổng thầu thiết kế và xây dựng, hợp đồng tổng thầu EPC, hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay là hợp đồng trọn gói. Theo thông lệ quốc tế các nhà tổng thầu các loại hợp đồng nói trên được bình đẳng trong quan hệ hợp đồng với chủ đầu tư, các nhà tổng thầu được tự mình khảo sát, thiết kế và thương thảo giá hợp đồng. Đây là những điều kiện cơ bản khi áp dụng hình thức giá hợp đồng trọn gói. Còn đối với loại hợp đồng thi công xây dựng công trình, pháp luật Việt Nam cũng bắt đầu tạo cơ sở pháp lý cho mối quan hệ hợp đồng trọn gói quyền bình đẳng giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng thông qua việc trước khi ký kết hợp đồng các bên được phép rà soát lại các khối lượng ghi trong hợp đồng (thừa hoặc thiếu) và khi thanh toán không phụ thuộc vào khối lượng thực tế nghiệm thu (cao hay thấp so với khối lượng ghi trong hợp đồng), không áp dụng định mức cao hơn đơn giá nhà nước để thanh toán và cũng không yêu cầu nhà thầu phải xuất trình hóa đơn chứng từ mua sắm vật tư, thiết bị khi thanh toán…vì những việc làm này trái với nguyên tắc khi áp dụng Hợp đồng theo giá trọn gói theo thông lệ quốc tế cũng như phát luật Việt Nam.

Theo điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP điều kiện áp dụng hợp đồng trọn gói:

Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói.

Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.

Khoản 1 Điều 62. Loại hợp đồng của Luật Đấu thầu quy định về Hợp đồng trọn gói như sau:

a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;
d) Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;
đ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc.

Có 2 câu hỏi bây giờ các sếp hoặc các kỹ sư sẽ hỏi nhau để tuyển dụng hoặc đánh giá: Bạn đã qua lớp đào tạo Thanh quyết toán GXD chưa? Hoặc bạn có thành thạo phần mềm Quyết toán GXD không? Bởi thành thạo Quyết toán GXD là hấp thụ được nhiều những tinh hoa nội dung đề cập trên website thanhquyettoan.com.

About The Author

1 Comment

  1. Hoà

    Công ty chúng tôi tham dự và thi công gói thầu X vào tháng 12/2020 tại tỉnh Y với hình thức lựa chọn nhà thầu là Đấu thầu rộng rãi trong nước, hình thức dự thầu là Đấu thầu qua mạng và loại hợp đồng là Hợp đồng trọn gói.
    Chủ đầu tư đã tổ chức đầu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu theo các trình tự, các bước triển khai công việc và tổng giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu sau đó tiến hành ký thương thảo hợp đồng, ký hợp đồng thi công theo quy định.
    Công trình được thi công và nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Sau đó nhà thầu đã nộp đủ hồ sơ quyết toán và quyết toán B trình, xuất hóa đơn để chủ đầu tư thực hiện quyết toán công trình và thanh toán cho nhà thầu.
    Tuy nhiên sau khi thẩm tra hồ sơ quyết toán Chủ đầu tư yêu cầu: Chiết tính lại đơn giá, giải trình đơn giá dự thầu và cắt một phần giá trị quyết toán theo hợp đồng do một hạng mục công việc có đơn giá dự thầu được cho là cao bất thường và chỉ để lại giá trị đơn giá dự thầu của hạng mục đó bằng đơn giá dự toán và hai bên ký lại thương thảo hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
    Hỏi:
    Như vậy trong tình huống trên chủ đầu tư đã xử lý và yêu cầu nhà thầu tuân thủ là đúng hay sai? và căn cứ vào các điều, khoản của luật, thông tư và nghị định nào để thực hiện việc đó?
    Trong trường hợp trên, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà thầu thì quy trình kiến nghị và giải quyết kiến nghị của nhà thầu sẽ căn cứ vào các điều, khoản của luật, thông tư, nghị định nào cho đúng luật?
    Trường hợp nhà thầu buộc phải ký hồ sơ quyết toán theo ý của chủ đầu tư, thì hồ sơ thanh toán quyết toán như vậy có được tính là đúng luật không?

    Reply

Leave a Reply to Hoà Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *