Hợp đồng trọn gói giảm trừ giá trị thanh toán do không có trượt giá có đúng không?
Hợp đồng trọn gói giảm trừ giá trị thanh toán do không có trượt giá có đúng không?
Câu hỏi: Khi thanh toán đối với hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đề nghị giảm trừ 5% giá trị thanh toán ghi trong hợp đồng. Lý do trong quá trình thực hiện hợp đồng không phát sinh khối lượng và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trượt giá (chi phí dự phòng trong giá gói thầu được duyệt là 5% chi phí xây dựng). Vậy việc Chủ đầu tư đề nghị giảm trừ 5% như nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?
Ban biên tập thanhquyettoan.com xin tư vấn câu trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý theo:
– Điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
– Điều 95 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Gói thầu trong tình huống trên là gói thầu xây lắp, loại hợp đồng áp dụng là hợp đồng trọn gói. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật Đấu thầu: Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
Như vậy, nếu không có phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng (tức là trường hợp thiết kế không thay đổi) thì chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà thầu theo đúng số tiền trong hợp đồng, không được giảm trừ tiền của nhà thầu kể cả trong trường hợp khi thực hiện không có trượt giá.
Việc đề nghị giảm trừ 5% như nêu trên là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Nói thêm để hiểu rõ hơn làm kinh nghiệm khi thực hiện các dự án và các hợp đồng xây dựng ký kết sau này:
Theo quy định của Luật Xây dựng + Nghị định số 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng: Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện (Điểm a Khoản 3 Điều 15 Nghị định 37). Chi phí dự phòng do khối lượng phát sinh, dự phòng cho yếu tố trượt giá phải tính toán ngay vào giá thầu và ký luôn vào hợp đồng trọn gói. Vì không tính, ký xong A-B đều muốn cũng không điều chỉnh được nữa, vì điều chỉnh là vi phạm quy định. Khi tính trọn gói rồi thì Nhà thầu được hưởng và Nhà nước cho phép điều đó, điều chỉnh là sai quy định của Pháp luật về đấu thầu và Pháp luật về hợp đồng xây dựng như dẫn ở trên.
Việc ký hợp đồng trọn gói, mà dân gian xây nhà ở quê hay gọi là: “Khoán trắng”. Làm như vậy Chủ đầu tư (chủ nhà) đã đẩy sang vai nhà thầu toàn bộ lo toan về tìm cách quản lý, phát huy sáng kiến tiết kiệm vật liệu, chi phí, nâng cao năng suất, đẩy nhanh tiến độ… Chủ nhà sẽ đỡ mệt hơn và đỡ rủi ro hơn so với việc phải đứng ra đo đếm, lo toan, tìm gọi vật liệu, canh chừng khỏi mất trộm, thất thoát, lãng phí và trông nhân công khỏi làm việc lơ là, kéo dài thời gian… Như vậy, Nhà thầu đã lo thay để Chủ đầu tư rảnh rang, và họ lãnh phần rủi ro, vất vả về phía họ thì họ cũng phải được hưởng. Được ăn, lỗ chịu.
Khoản dự phòng trượt giá giống như khoản bảo hiểm Nhà thầu bán cho Chủ đầu tư và gói thầu xây dựng về nhiều vấn đề. Tương tự như đầu năm chúng ta mua bảo hiểm thân vỏ xe ô tô hoặc bảo hiểm y tế, bỏ ra 1 khoản tiền đổi lại được sự an tâm trong cả năm, nếu có sự cố gì thì được bảo hiểm thanh toán, nhưng trong cả năm không xảy ra sự kiện bảo hiểm gì thì cuối năm cũng không được đòi lại tiền phí bảo hiểm đã nộp bảo hiểm.
Nhà nước cho phép tính đủ dự phòng vào trong giá hợp đồng trọn gói, khi thực hiện nếu xảy ra trượt giá thì có chi phí mà thực hiện, không bị đình trệ, không bị lụt tiến độ dự án làm ảnh hưởng nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn nếu bỏ khoản chi phí dự phòng này ra, nếu khi xảy ra việc trượt giá hoặc phát sinh khối lượng, dự án bị đình trệ do mắc quy định, gây thiệt hại hiệu quả kinh tế thì ai là người chịu trách nhiệm?
Chủ đầu tư, Ban QLDA và các bên liên quan phải nâng cao nghiệp vụ lập và quản lý, kiểm soát chi phí của mình, làm chính xác từ khâu lập dự toán, thẩm định/thẩm, phê duyệt, lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, thương thảo và ký hợp đồng. Chứ không phải đến khi ký hợp đồng trọn gói rồi, mới xử lý “hậu quả”, thấy không dùng đến khoản đó thì cắt của Nhà thầu.
Lời khuyên: Làm thanh quyết toán, điều chỉnh giá hợp đồng – bạn sử dụng phần mềm Dự toán là không đúng người đúng việc rồi. Hãy mạnh dạn bỏ dự toán sang 1 bên, ngay sau trúng thầu, ký hợp đồng – đưa số liệu vào phần mềm Quyết toán GXD ngay, làm thanh toán và theo dõi xuyên suốt các giai đoạn thanh toán cho đến khi quyết toán hợp đồng A-B. Khi đó bạn sẽ thấy giá trị như nào. Làm đâu chuẩn và gọn đó, kết thúc là đi công trình mới được ngay, vướng mắc hồ sơ thanh quyết toán sẽ rất ít.
Đăng ký dùng thử phần mềm Quyết toán GXD tại địa chỉ https://gxd.vn
Recent Comments